22/03/2023 - Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành
Lễ cúng 49 ngày cho người đã khuất hay còn gọi là chung thất dành cho người đã khuất - là một dạng tín ngưỡng, thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ của gia đình, con cháu đối với người quá vãng. Đồng thời, đây cũng là buổi lễ cúng giỗ mở đầu quan trọng cho người mới mất được 49 ngày, cầu mong cho hương linh sớm vãng sanh về cõi Tịnh độ.
Theo quan niệm Phật giáo, linh hồn người mất sau 49 ngày nếu không còn vướng bận lại trần gian, lễ cúng 49 ngày được xem là buổi chia tay, tiễn đưa người đã khuất sang thế giới bên kia.
Lễ cúng 49 ngày còn mang ý nghĩa cầu siêu cho hương linh người đã khuất có thể rời cõi trần nhẹ nhàng, thanh thản và chóng tái sinh kiếp mới. Với mong muốn dựa vào sức chú niệm của chư tăng, ni, con cháu và người thân trong nhà giúp người đã khuất có thêm phúc đức, sớm được vãng sanh vào cảnh giới an lành. Điều quan trọng trong lễ cúng cầu siêu mọi người phải thật thành tâm, đem hết lòng thành để tụng niệm nguyện cầu.
Bên cạnh việc gửi gắm những nguyện cầu, giúp hương linh sớm vãng sanh cõi Tịnh độ, lễ cúng 49 ngày còn là dịp để bày tỏ lòng thành kính, nhớ thương của gia đình, con cháu đối với người quá vãng.
Theo Kinh Địa tạng nói, người mất sau 49 ngày sẽ được tái sinh vào những cõi khác nhau là: địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, a-tu-la, nhân và thiên. Gieo nhân nào gặt quả nấy, nếu khi còn sống có tâm đức hiền lành, tạo được các nghiệp tốt, thì khi mất ta đi sẽ được về cảnh giới an lành. Ngược lại, thì thọ sanh vào cảnh khổ, chịu báo ứng cho những việc xấu xa đã gây ra ở cõi dương trần.
Chính vì thế, tục cúng 49 ngày thật sự có ý nghĩa quan trọng đối với những người đã khuất, bởi nếu những ai đã được quyết định về với cõi nào thì đây là dịp để người thân thể hiện tình cảm thương tiếc và tưởng nhớ đến người quá cố. Còn với những hương hồn chưa quyết được sẽ tái sinh về cõi nào thì việc cúng cầu siêu 49 ngày mang ý nghĩa nhắc nhở người quá cố hướng tâm về cái thiện, về những điều tốt đẹp để sớm được tái sinh về cảnh giới an lành.
Sau ngày thứ 49, xem như phiên tòa phán xét đã xong, người được phán về cõi nào sẽ tái sinh ở tại cõi ấy và lễ cúng 49 ngày chính là giúp tạo công đức cho người đã khuất, nhất định cần phải làm trong 49 ngày.
Sau mỗi lần tụng niệm cầu siêu cho hương linh của người quá vãng, quý thân nhân và gia đình cũng nên nguyện cầu cho những hương hồn khác, rộng ra là cho cả pháp giới chúng sanh hữu tình, vô tình đều trọn thành Phật đạo.
Tùy theo vùng miền cũng như tôn giáo, tín ngưỡng mà đồ dùng cúng cầu siêu 49 ngày cũng có sự khác biệt.
Một số loại vàng mã là những đồ dùng cần thiết như khi còn ở dương trần.
Theo quan niệm Phật giáo, cúng chay giúp tránh nghiệp sát sinh không đáng có, đều có lợi cho cả người đã khuất lẫn người thân trong gia đình. Thông thường mâm cỗ chay sẽ có: nem chay, giò chay, xôi chay, canh bóng nấu thả, cơm hạt sen thập cẩm, xôi cốm hạt sen dừa, nấm rơm kho sả ớt chay, rau xanh,…
Nếu vùng miền hay gia đình nào cúng món mặn thì thường chuẩn bị một số món gồm: thịt, cá, xôi, canh, rau, cơm mặn...
Dựa theo thuyết Phật giáo: Linh hồn sau khi đã qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày, sau đó, phải đi qua 1 điện lớn ở âm ty, sau 7 tuần linh hồn sẽ được siêu thoát.
Như vậy, cúng 49 ngày thật sự có ý nghĩa chỉ đối với những người đã khuất chưa quyết định được tái sanh về cảnh giới nào hoặc đang trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê của thân trung ấm. Việc cúng cầu siêu như vậy có tác dụng nhắc nhở, gợi cho linh hồn hướng tâm về các thiện sự đã làm hoặc thiết tha thực hiện những tư tưởng tốt đẹp, nhờ đó được tái sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn.”
Bên cạnh đó còn có ý nghĩa thể hiện tấm lòng thành kính, thương xót và tưởng nhớ của người thân đến người quá vãng. Việc gia đình, con cháu tụng niệm nguyện cầu trong thời gian 49 ngày cho người đã khuất là điều rất quý kính, gia tăng phước lành công đức cho người đã khuất. Nếu sau 49 ngày phần công đức đó người quá cố gặt được rất ích, phần còn lại đều là về của người đang làm.
Lễ cúng cầu siêu 49 ngày với những linh hồn đã được phán quyết vãng sanh vào cảnh giới nào sau 49 ngày như một buổi lễ để thể hiện sự tôn trọng, tưởng nhớ của những người còn sống dành cho họ.
Với những linh hồn chưa được quyết định vào giới nào thì lễ cúng này có ý nghĩa tạo phước đức, hướng linh hồn người mất đến với những điều tốt, điều thiện. Hơn nữa, gia đình cũng muốn dựa vào sức chú niệm của chư tăng ni mà giúp người thân đã khuất của mình sớm được vãng sanh vào cảnh lành.
Đối với người Việt Nam, lễ cúng 49 ngày vô cùng quan trọng, người ta sẽ cúng đúng 49 ngày chứ không cúng trước hay cúng sau. Thân quyến của người quá vãng phải sắm sửa, chuẩn bị tổ chức ngày cúng tế nghiêm trang, thành tâm và tránh phạm phải những điều cấm kỵ.
Tại Hệ thống Công Viên Vĩnh Hằng việc cúng giỗ luôn được chuẩn bị chu toàn, đầy đủ theo mọi phong tục, lễ nghi, tôn giáo và yêu cầu của gia chủ trong các dịp: cúng tạ mộ, cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, cúng giỗ đầu, cúng cầu siêu, cúng thanh minh,... Chúng tôi mong muốn trở thành nhịp cầu kết nối, thay mặt gia đình đóng vai trò như người thân chăm lo chu toàn mọi việc cúng giỗ, lễ Tết để gia quyến được yên tâm và vẹn tròn đạo hiếu với người đã khuất.
Các nghi lễ chịu tang của người Việt Nam tuy khá cầu kỳ nhưng tất cả đều hồi hướng những điều tốt đẹp ấy đến người đã khuất, những mong họ được an yên, sớm siêu thoát. Hy vọng với những kiến thức mà Hệ thống Công Viên Vĩnh Hằng đã tổng hợp trên đây giúp bạn đọc phần nào hiểu thêm ý nghĩa về tục cúng 49 ngày và có thể chuẩn bị một cách chu đáo nhất cho người thân của mình!
Từ khóa: