Gia phả là gì?

19/02/2021 - Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành

Gia phả hay gia phổ là gì?

Gia phả là một từ Hán Việt, trong đó Gia có nghĩa là gia đình, gia tộc, họ tộc; Phả (còn có âm là Phổ) là cuốn sách biên chép con người, sự việc theo thứ tự, hệ thống. Người ta có một trong những cách định nghĩa như sau:

- Theo từ điển Hán - Việt Đào Duy Anh định nghĩa gia phả là: “Sách ghi thế hệ trong họ và lịch sử tổ tiên”.

- Gia phả (hay gia phổ) là cuốn sách ghi chép lại lịch sử các thế hệ của một gia đình hay họ tộc. Trong đó bao gồm tên họ, tuổi tác, ngày giỗ, vai trò, công đức và mộ phần của cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

- Gia phả: có thể gọi là Tông Chi Phả là chi tộc nhỏ trong một Dòng tộc của một Gia phả lớn có thể gọi là Tộc Phả. Tộc Chi Phả là mấu chốt của một Gia đình, một Họ… Tuy nó không đủ mọi chi tiết nhưng nó cung cấp cho ta biết từ bậc Ông bà, Cha Mẹ đến con cháu một giai đoạn để có đủ tài liệu về tiểu sử lý lịch của mỗi cá nhân: ngày tháng năm sinh, nơi sinh ( sinh quán) sống chết, nghề nghiệp, địa chỉ ( trú quán) … Ngoài ra còn có nhiều vấn đề như: Học vấn, thành tích … của mỗi người trong gia đình đó đã đóng góp liên quan đến xã hội, đến sự hưng vong của Gia đình, Tổ tiên, Dân tộc và Quốc gia… Ảnh hưởng chung đến các sinh hoạt kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán trong xã hội…

- Tùy quy mô và cách viết, Gia phả còn được gọi là Tộc phả ( Tộc Phổ), Phả ký, Phả Chí, Phả Hệ, Phả truyền. Các nhà tông thất còn gọi gia phả của vương triều, dòng tộc mình là Ngọc phả, Thế phả.

- Ở các đền miếu, đình làng cũng có các sách chép về lịch sử ra đời của công trình cũng như sự tích, truyền thuyết các Thần, Thánh, Thành hoàng được thờ phụng. Sách đó gọi là Thần phả, Thánh phả.

Gia phả ra đời từ khi nào?

Tại Việt Nam, gia phả sơ giản ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ và địa điểm an táng của ông cha. Theo các nhà sử học phỏng đoán thì gia phả đã xuất hiện từ thời Sĩ Nhiếp làm Thái thú ở Giao chỉ, hoặc gần hơn tức là từ thời Lý Nam Đế ( khoảng năm 476 - 545). Nhưng phải đến thời nhà Lý, nhà Trần mới xuất hiện những cuốn tộc phả, thế phả (ghi cả thế thứ, tông tích toàn họ), phả ký ( ghi lại hành trạng, sự nghiệp của tổ tiên).

Vậy gia phả là quyển sách, quyển tập ghi chép tên tuổi, ký sự (tiểu sử thu gọn), ghi ngày sinh, ngày tử, vị trí phần mộ và ngày lập mộ ( đã chết)... của từng người trong họ, theo thứ tự các đời.

Các quy tắc cần thiết khi lập Gia phả

Gia phả được coi là hoàn chỉnh trước hết phải là một gia phả 

+ Được ghi chép rõ ràng

+ Chữ nghĩa chân phương

+ Có ghi rõ tên người sao lục 

+ Biên soạn thuộc đời thứ mấy, năm nào, triều vua nào, căn cứ vào bản nào, 

+ Tên người tục biên qua các đời cũng có cước chú rõ ràng. 

+ Đầu gia phả có lời tựa ghi được nguồn gốc xuất xứ của thủy tổ có cứ liệu thành văn hay truyền ngôn.

Các mục của Gia phả hoàn chỉnh theo điển xưa

- Mở đầu là thủy tổ, lần lượt đến tiên tổ các đời, nối dòng đến lớp con cháu mới sinh.

- Đối với tiền nhân có các mục sau đây:

Tên: gồm tên húy, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường theo tập quán địa phương? Thuộc đời thứ mấy?

  • Con trai thứ mấy của ông nào? Bà nào?
  • Ngày tháng năm sinh ( có người còn ghi được cả giờ sinh).
  • Ngày, tháng, năm mất? Thọ bao nhiêu tuổi?
  • Mộ táng tại đâu? ( có người ghi được cả nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Vào tháng, năm nào?).
  • Học hành, thi cử, đậu đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh thời và truy phong sau khi mất: Thi đậu học vị gì? khoa nào? Triều vua nào? Nhận chức vị gì? năm nào? Được bằng khen và hưởng tước lộc gì? Sau khi mất được truy phong chức gì? Tước gì? ( Đối với những vị hiển đạt thì mục này rất dài. 

Ví dụ như trong Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả, chỉ riêng Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, mục này đã trên mười trang)

- Vợ: Chánh thất, kế thất, thứ nhất …

  • Họ tên, con gái thứ mấy của ông nào, bà nào? Quê ở đâu? Các mục ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ, đều ghi từng người như trên.
  • Nếu có thi đậu hoặc có chức tước, địa vị, được ban thưởng riêng thì ghi thêm.

- Con: Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ thì ghi rõ:

  • Con bà nào? 
  • Con gái thì cước chú kỹ 
  • Con gái thứ mấy 
  • Nếu đã lấy chồng thì ghi tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? 
  • Sinh con mấy trai, mấy gái, tên gì? ( Con gái có cước chú còn con trai không cần vì có mục riêng từng người thuộc đời sau).
  • Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt, hoặc những công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng…
  • Ngoài những mục ghi trên, gia phả nhiều họ còn lưu lại nhiều sự tích đặc biệt của các vị tiên tổ, những đôi câu đối, những áng văn hay, những bài thuốc gia truyền..., đó là những tài sản quý giá mà chúng ta để thất truyền chưa biết khai thác.

Những nội dung ghi trên chỉ có tính chất gợi ý với các bậc huynh trưởng các họ, đang chăm lo công việc phổ biến và tục biên gia phả dành cho con cháu đời sau.

Bài tổng hợp

Mọi thông tin xin liên hệ:


CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG LONG THÀNH

Hiếu Đạo Gia Tộc, Lộc Khởi Muôn Đời!

- Hotline: 03.3333.8888

- Địa chỉ: Xã Long Đức, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai

- Văn Phòng Giao Dịch: 1C Trần Não, An Phú, Q.2, TP.HCM

- Website: https://congvienvinhhanglongthanh.com/

- Youtube: https://www.youtube.com/c/CongVienVinhHangLongThanh

- Fanpage: https://www.facebook.com/cvvhlongthanh

Từ khóa:

Tư vấn 24/7
03 3333 8888

Đăng ký tư vấn

Lưu ý:

- Nội dung gắn (*) yêu cầu bắt buộc

- Thông tin của bạn, chúng tôi cam kết chỉ dùng để liên hệ tư vấn sản phẩm.

banner 1
telephone 03 3333 8888
telephone 03 3333 8888
TOP