365 ngày đều là Vu lan báo hiếu!

08/08/2021 - Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành

Thời gian có thể hằn lên những vết chân chim trên mặt mẹ, nhuộm trắng mái đầu xanh nhưng không thể nào cướp đi tình yêu thương vô bờ mẹ dành trọn cho con cháu, mà chẳng mong một lần đền đáp.
Thật vậy, "một người mẹ có thể nuôi đến mười đứa con, nhưng mười đứa con chẳng thể nuôi nổi một mình mẹ". Đây là câu nói chứa đựng sự thật phũ phàng về tình trạng chữ “Hiếu” đang xuống cấp trầm trọng trong xã hội hiện nay. 

Chuyện về “chữ Hiếu”

Câu chuyện về một cụ bà ở TP.HCM đã khiến không ít người đọc cảm thấy phẫn nộ trước sự vô tâm, thờ ơ hiện nay của con cháu. Bà Nguyệt từng có cuộc sống hạnh phúc cùng chồng và sự hiếu thuận của 10 người con gồm tám trai, hai gái khi còn sở hữu hai căn nhà trị giá nhiều tỷ đồng. Đến khi cụ ông mất, bà cũng đến tuổi “gần đất, xa trời” nên quyết định bán nhà chia tài sản cho các con. Thật không ngờ, chính quyết định ấy đã đẩy bà đến hoàn cảnh nay đây, mai đó, không chốn nương thân. 

Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không - Ảnh: sưu tầm

Tại thời điểm đưa ra quyết định bà dự kiến sẽ đến ở với mỗi người con một tháng để cảm nhận trọn vẹn tình yêu thương và nhận được sự ủng hộ hết mình của những người con. Tuy nhiên, trong quá trình phân chia tài sản có xảy ra một vài tranh chấp, các con đều cho rằng mẹ thiên vị anh cả và nhất quyết không chịu đón bà về phụng dưỡng mà đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau. Tất cả đều yêu cầu người anh cả phải có trách nhiệm nuôi mẹ cả đời bởi anh là người có học thức và thu nhập cao nhất trong các anh em.

Tưởng chừng viên mãn, nhưng đến khi sống chung mới phát hiện bà cụ và con dâu cả không thể hòa hợp, và rồi suốt hai năm liền bà Nguyệt không một ngày nào có được cuộc sống yên ổn. “Vất vưởng” hết nhà con trai đến nhà con gái, ở đâu cũng có chuyện chẳng lành, nhiều lúc buồn chán bà lại đi lang thang xin ăn, tối đến vào chùa tá túc cho qua đêm. Cứ như thế, một mình bà lủi thủi hết ngày này, tháng nọ, trong khi các con cháu của bà vẫn bình thản sống qua ngày. 
Ai rồi cũng sẽ lớn khôn, trưởng thành và già đi, trên suốt chặng đường đó đừng bao giờ “đánh rơi” mất chữ Hiếu, bỏ quên tình yêu thương và gạt bỏ cha mẹ sang một bên. Bởi, công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cao lớn như biển trời, ta có trả cả đời cũng chưa thể hết. 

Người có hoa hồng màu đỏ hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này vẫn còn có Mẹ Cha

Lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ

Lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích tấm gương hiếu hạnh của Bồ tát Mục Kiền Liên - cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ và trở thành ngày lễ lớn của Phật giáo ở Việt Nam, cũng như nhiều nước ở châu Á. Diễn ra vào ngày 15/7 âm lịch, lễ Vu lan không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa cũng như đời sống tinh thần của mỗi người dân đất Việt.

Lễ Vu lan đã trở thành truyền thống nhắc nhở bổn phận của mỗi người con phải luôn “Một lòng thờ mẹ kính cha - Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Và hơn hết, không chỉ có đến Vu lan những người con mới tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà tất cả 365 ngày đều là “Vu lan” với sự chăm sóc ân cần, phụng dưỡng, báo hiếu đấng sinh thành. 


Vu lan chính là dịp nhắc nhớ, bày tỏ tấm lòng hiếu kính đến đấng sinh thành

Vu lan đốt vàng mã cho người âm, đúng hay sai?

Tuy nhiên, hiện nay ngày lễ Vu lan vẫn còn đang bị chi phối bởi yếu tố mê tín dị đoan với suy nghĩ “trần sao, âm vậy” mới phù hộ, độ trì cho con cháu ăn nên làm ra, nên việc đốt vàng đã không ngừng gia tăng ở nhiều nơi. Không ít người  đua nhau sắm các loại vàng mã như xe cộ, voi ngựa, hình nhân thế mạng, tiền vàng,... Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trước tình trạng đó, Đại đức Thích Nguyên Chính cũng có những lời khuyên dành cho tất cả Phật tử: “Hãy hạn chế việc đốt vàng mã, mà lấy số tiền đó để làm từ thiện, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ chu đáo. Bởi khi cha mẹ còn tại thế mà không chăm lo thì đến lúc mất đi mọi việc làm đều vô nghĩa. Có thể nói rằng chúng ta đều mong muốn các cụ sớm ngày vãng sanh thế giới cực lạc, khi đó sẽ không thể nhận được những vật dụng như thế, việc đốt vàng mã chỉ thêm tốn công, mất phước mà thôi. Mọi hành động báo hiếu xuất phát từ cái tâm là chính và dành nhiều thời gian hơn nữa để bên cạnh chăm lo cho cha mẹ khi còn có thể”.

Món quà thiết thực trong dịp Vu Lan

Trong cuộc đời này có hai thứ chúng ta cần trân trọng, đó chính là gia đình và những phút giây hiện tại, và Vu Lan chỉ là ngày quy ước, hãy xem ngày nào cũng là ngày để báo hiếu.

Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành - Hiếu đạo gia tộc, lộc khởi muôn đời

Với nhịp sống hiện đại hối hả ngày nay, phận làm con ai ai cũng phải chạy đua với nỗi lo cơm áo gạo tiền mà ít có điều kiện để đền đáp công ơn sinh thành. Thời gian cứ thế mãi trôi, chợt nhìn lại cha mẹ của chúng ta dường như đã khác trước rất nhiều, từ sâu trong đôi mắt ấy lộ rõ “nỗi lo của tuổi già” về một ngày không xa sẽ trở về đoàn tụ với tổ tiên, ông bà. Việc dành tặng cha mẹ một phần đất dưỡng sanh tại Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành nhân dịp lễ Vu lan thật sự là một món quà vô cũng giá trị thể hiện sự chu toàn, thấu hiểu tâm ý của đấng sinh thành một cách trọn vẹn nhất. 

Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ Cha công dưỡng dục. Mùa Báo hiếu bùi ngùi thương mẹ Đức cù lao!

Mọi thông tin xin liên hệ:


HỆ THỐNG CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG - CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG LONG THÀNH
Hiếu Đạo Gia Tộc, Lộc Khởi Muôn Đời!
- Hotline: 03.3333.8888
- Địa chỉ: Xã Long Đức, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
- Văn Phòng Giao Dịch: 1C Trần Não, An Phú, Q.2, TP.HCM
- Email: nhattien.longthanh@gmail.com
- Website: https://congvienvinhhanglongthanh.com

- Youtube: https://www.youtube.com/CongVienVinhHangLongThanh

- Facebook: https://www.facebook.com/cvvhlongthanh

Từ khóa:

Tư vấn 24/7
03 3333 8888

Đăng ký tư vấn

Lưu ý:

- Nội dung gắn (*) yêu cầu bắt buộc

- Thông tin của bạn, chúng tôi cam kết chỉ dùng để liên hệ tư vấn sản phẩm.

banner 1
telephone 03 3333 8888
telephone 03 3333 8888
TOP