Hướng dẫn lập dàn bài cho một bộ gia phả

19/02/2021 - Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành

Trước khi dựng bộ gia phả, ta lập dàn bài chi tiết, cấu trúc hợp lý, phù hợp với quy mô, đặc điểm dòng họ.

Tìm hiểu thêm: “Nội dung, cấu trúc và cách trình bày gia phả.”

Phần trên đoạn: Nói mục đích, yêu cầu, vai trò, vị trí của phả trong dòng họ và trong xã hội

Nước có sử, nhà có phả, giúp cho con cháu biết rõ lịch sử dòng họ, tự hào truyền thống cha ông, sống xứng đáng với tổ tiên. Cụ thể giúp cho việc quan hệ thưa gửi đúng, ghi nhớ ngày giỗ, cưới hỏi không vi phạm … 

Nội dung:

Phả ký:

- Tổ phụ và tổ quán:

Vị tổ đầu tiên: tiểu sử vị Tổ, hành trạng ( Nếu có gia phả cổ thì dịch ra chữ Quốc ngữ rồi ghi vào) - Bà tổ: tiểu sử của bà.

Tổ quán: Ở đây ta viết về địa lý lịch sử xóm ấp, nơi vị tổ đầu tiên tới khai cơ lập nghiệp, trước tiên nêu tên gọi các giai đoạn lịch sử, ranh giới hành chính, địa lý sông ngòi, đường sá, chợ, đình, chùa. Các dòng họ sống cộng cư. Địa điểm dòng họ mình đang sống, nhà thờ họ, khu mộ.

Vẽ bản đồ xóm ấp

Các thế hệ: Theo qui luật hôn nhân, ông tổ sinh ra các chi, phái, hệ số lượng là bao nhiêu, đến nay là mấy đời, tổng số con cháu, hậu duệ, đã cưới, gả với bao nhiêu họ khác.

Truyền thống lao động, sản xuất: xác định nghề nghiệp chính như nghề nông chẳng hạn: ai, đời nào có tay nghề truyền thống, mô tả chúng; ai kinh doanh buôn bán, ai viên chức.

Truyền thống văn hóa: Tín ngưỡng tôn giáo, truyền thống thờ cúng ông bà, chăm lo tạo phúc đức cho con cháu, lo mồ mả, nhà thờ họ, gia phả

Truyền thống yêu nước: bám đất giữ làng, đi bộ đội, hoạt động cách mạng, các cá nhân tiêu biểu

Truyền thống xây dựng tổ ấm gia đình

- Đặc điểm tính chất dòng họ và phương hướng xây dựng dòng họ văn hóa. Nêu khái quát những ưu điểm của dòng họ về làng sản xuất, về văn hóa, về lòng yêu nước và đề ra những điều cơ bản để xây dựng gia đình văn hóa ngày nay.

Phả hệ

  • Đời thứ … con của ông … và bà....
  • Khung tên họ: Khung gồm tên chồng và vợ 1, vợ 2. Ghi tên họ, dòng kế ghi năm sinh - năm mất theo âm lịch, dòng kế ghi ngày giỗ, dòng cuối chỉ mộ chôn.
  • Ghi tiểu sử khai vị
  • Ghi các con theo thứ tự con trưởng, thứ hai, ba đến hết
  • Chú ý cách ghi ngang hay ghi dọc phải nhất quán từ đầu

sơ đồ lập bộ gia phả

Phả đồ:

  • Phả đồ từng chi và tổng phả đồ theo mẫu thường dùng
  • Ngoại phả
  • Mô tả các lễ cúng chính và văn khấn. Mô tả nhà thờ họ và hội đồng gia tộc, nếu có
  • Mô tả các khu mộ: ghi vị trí và tên người theo mộ bia
  • Danh sách người có học vị
  • Biểu ghi quan hệ cưới gả
  • Danh sách ngày giỗ
  • Tiểu sử nhân vật tiêu biểu

Phụ khảo:

  • Địa chỉ xóm ấp
  • Đình làng
  • Ngành nghề truyền thống

Viết thứ tự các đời thế nào? 

Một chi tiết cần quan tâm là cách trình bày thứ bậc của mỗi người trong phả hệ và phả đồ khi xem có thể nhận biết ngay người đó thuộc đời thứ mấy trong họ, con thứ mấy trong gia đình. Có 3 hình thức hiện được những người viết phả hay sử dụng:

- Ghi rõ thế hệ trực thuộc ( đời thứ mấy)

- Dùng số thứ tự một số để chỉ thế hệ trực thuộc

- Dùng số thứ tự hai số (như 2.1, 2.2, 3.1, 3.2 …) trong đó số thứ nhất biểu thị thuộc đời thứ mấy, số thứ hai biểu thị là con thứ mấy

Bài tổng hợp

Mọi thông tin xin liên hệ:

----------------------------

CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG LONG THÀNH
Hiếu Đạo Gia Tộc, Lộc Khởi Muôn Đời!
- Hotline: 03.3333.8888
- Địa chỉ: Xã Long Đức, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
- Văn Phòng Giao Dịch: 1C Trần Não, An Phú, Q.2, TP.HCM
- Website: https://congvienvinhhanglongthanh.com/
- Youtube: https://www.youtube.com/c/CongVienVinhHangLongThanh
- Fanpage: https://www.facebook.com/cvvhlongthanh

Từ khóa:

Tư vấn 24/7
03 3333 8888

Đăng ký tư vấn

Lưu ý:

- Nội dung gắn (*) yêu cầu bắt buộc

- Thông tin của bạn, chúng tôi cam kết chỉ dùng để liên hệ tư vấn sản phẩm.

banner 1
telephone 03 3333 8888
telephone 03 3333 8888
TOP