Như thế nào là thấu hiểu tâm tư người cao tuổi để vẹn tròn hiếu đạo?

07/06/2021 - Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành

“Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, đây là một khái niệm rất đỗi đáng kính và tự hào. Một hàm ý bao quát sự tổng hợp kinh nghiệm từng trải về cuộc sống của Người cao tuổi. Chính họ là những bộ “sách giáo khoa” vô giá và lan tỏa đến thế hệ sau những giá trị tốt đẹp thông qua từng câu chuyện, từng chiêm nghiệm thực tế trong cuộc sống

Hình ảnh người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Chẳng cần nói đâu xa, chính ông bà cha mẹ chúng ta là một điển hình cụ thể. Từ xưa đến nay, ông bà luôn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho con cháu. Không chỉ có trách nhiệm nuôi dạy, truyền đạt những kinh nghiệm sống quý báu, mà họ còn là người giữ gìn gia phong, phát huy truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên để lại.
Đối với gia đình, người cao tuổi chính là những “anh hùng” đích thực, là niềm cảm hứng nuôi dưỡng ước mơ cho các thế hệ tương lai. Đối với xã hội, người cao tuổi là nguồn lực “chủ chốt”, không chỉ có trình độ, kiến thức, kĩ năng chuyên môn cao mà họ còn sở hữu bề dày kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Đáng quý hơn, họ luôn có tinh thần cống hiến, đóng góp sức hết mình, thật xứng với câu “cao tuổi không có nghĩa là ngừng cống hiến”.

Người cao tuổi không ngừng nỗ lực, cống hiến hết mình cho gia đình và xã hội - Hình minh họa

Theo đó, những “bộ sách giáo khoa” này tuổi đã cao nhưng ý chí không già, hàng ngày vẫn không ngừng nỗ lực, hăng hái rèn luyện chống lại bệnh tật, nâng cao sức khỏe, sống lạc quan thoải mái, cống hiến hết mình cho gia đình và xã hội. Xứng đáng là tấm gương sáng cho con cháu trong gia đình và tầng lớp thanh niên noi theo. 
Tuy vậy, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số ít hiện tượng bạc đãi người già trong gia đình, coi ông bà, cha mẹ là người “vô dụng”, “hết xài” hay “ăn bám”,... Vì thế, bậc làm con cháu đã tự ý đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão với biện minh rằng “để có người chăm sóc chứ ở nhà không ai lo”. Thực tế, ở độ tuổi “chín mùi” này các cụ chỉ muốn gần bên con cháu, nhìn con cháu vui đùa, sum họp thôi là đủ vui, đủ mãn nguyện. Họ chẳng mong muốn hay đòi hỏi gì nhiều, nhưng chính những người làm con chưa thật sự thấu hiểu điều đó. Đến khi nhận ra có khi đã là quá muộn! Cũng có những người cao tuổi họ tự nguyện vào viện dưỡng lão để phần nào bớt “gánh nặng” cho con trẻ nhưng sâu trong suy nghĩ họ có thật sự muốn như vậy không?

5 kinh nghiệm cơ bản chăm sóc người cao tuổi đúng cách

Dù là tự nguyện hay ép buộc, phận làm con cháu hãy dành nhiều thời gian ở bên, quan tâm, chăm sóc, thấu hiểu tâm tư của ông bà, cha mẹ. Bởi, người già cũng như trẻ nhỏ, lâu lâu cũng cần được con cháu to tiếng một chút, dỗ dành một chút, cũng chỉ muốn được gần bên con cháu nhiều hơn.

Điều người cao tuổi thật sự cần nhất chính là gia đình quây quần, hạnh phúc bên nhau - Hình minh họa

1- Luôn dành sự ưu tiên cho người cao tuổi

Đôi khi, chỉ cần một bữa cơm ấm cúng có đủ các thành viên trong gia đình, đầy ắp tiếng cười cũng làm cho người lớn tuổi cảm thấy vui vẻ và ấm lòng. Vì ít nhất con cháu luôn nhớ đến và hiếu kính với ông bà, dù đi đâu, làm gì cũng không quên thời gian đoàn tụ cùng gia đình. Chính sự ưu tiên đó là niềm hạnh phúc đơn giản đối với những người làm ông, bà.

2- Hãy quan tâm đến người cao tuổi nhiều hơn

Ngoài việc cơ thể lão hóa theo thời gian thì tinh thần người lớn tuổi cũng dễ bị rơi vào trạng thái cô đơn, có một chút lo lắng, hoài nghi về cuộc sống hàng ngày,... Phận làm con cháu nên thường xuyên quan sát, thăm hỏi, chia sẻ những tâm tư của ông bà, cha mẹ. Chủ động đưa ông bà, cha mẹ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để hiểu rõ hơn tình trạng của họ và tiện bề chăm sóc chu đáo. Đừng vì lý do bản thân quá bận rộn mà không đủ thời gian để lắng nghe, chia sẻ với những người thân yêu, khi còn có thể!

3- Kiên nhẫn với người cao tuổi

Thực tế cho thấy, tính cách của hai thế hệ “già, trẻ” là hoàn toàn trái ngược nhau. Lớp trẻ luôn năng động và có suy nghĩ hướng ngoại, cũng như phong cách sống trẻ trung trái ngược với người lớn tuổi. Cũng vì thế, khoảng cách giữa họ ngày càng lớn, người trẻ cho rằng “người lớn tuổi già rồi không hiểu cuộc sống của mình ra sao, không nên tâm sự nhiều”. Tuy nhiên, đó là một quan điểm sai lầm. Người lớn tuổi rất thích được lắng nghe và đưa ra lời khuyên cho thế hệ hậu bối, bởi chính họ là người đã từng trải, ít nhiều cũng dày dặn kinh nghiệm sống hơn chúng ta. Hãy cởi mở, thoải mái, chia sẻ những câu chuyện hàng ngày cùng ông bà, cha mẹ, kiên nhẫn lắng nghe tâm tư, mong muốn của họ, đừng tự hành động theo suy nghĩ của mình, để rồi gây ra những tổn thương không mong muốn. Làm tốt được điều này sẽ là sợi dây liên kết thắt chặt tình cảm giữa hai hay nhiều thế hệ.

Đôi khi chỉ cần một vài lời tâm sự, chia sẻ cũng đủ làm ấm lòng ông bà, cha mẹ - Hình minh họa

4- Xây dựng niềm tin với người cao tuổi

Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng chăm sóc người cao tuổi thực sự là một công việc khó khăn và đầy thử thách. Nhưng khi thấu hiểu được họ mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trước hết, hãy tạo niềm tin với ông bà, cha mẹ bằng cách trở thành “một người bạn” đáng tin cậy để họ sẵn sàng tâm sự, chia sẻ những điều mình mong muốn, những tâm tư giấu kín bấy lâu nay. Thực sự, người cao tuổi không cần gì nhiều, họ luôn muốn cảm giác được quan tâm ân cần từ các thành viên trong gia đình. Nếu được lắng nghe, được chia sẻ, được thấu hiểu tâm tư thì người cao tuổi cũng giống như “một đứa bé ngoan”, khi đó công việc chăm sóc hàng ngày thực sự trở nên đơn giản và dễ dàng.

5- Thấu hiểu tâm tư - Vẹn tròn hiếu đạo

Hãy tạo điều kiện để người lớn tuổi có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với xã hội, cùng nhau bàn luận về những thay đổi của cuộc sống, những vấn đề mà họ quan tâm để tạo tâm lý thoải mái. Hơn hết, cơ thể người lớn tuổi thường xuyên ốm đau, bệnh tật, bao giờ cũng có tâm lý “gần đất, xa trời” bất cứ lúc nào. Tuy không nói ra nhưng họ luôn mong muốn được một lần nhìn thấy “ngôi nhà vĩnh hằng” của chính mình trước lúc trở về với tổ tiên, ông bà. Phận làm con cháu nên tinh tế quan sát, thấu hiểu tâm tư của ông bà, cha mẹ để vẹn tròn hiếu đạo !

Công viên Vĩnh Hằng Long Thành - Thời gian trôi đi, tình người còn mãi

Việc dành tặng cha mẹ một phần đất dưỡng sanh tại Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành chắc chắn sẽ là món quà đặc biệt chu đáo, thể hiện sự hiếu kính và thấu hiểu tâm tư của đấng sinh thành. Không gì là quá muộn, hãy bắt đầu ngay hôm nay! 
Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành - Thời gian trôi đi, tình người còn mãi !

Mọi thông tin xin liên hệ:


HỆ THỐNG CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG - CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG LONG THÀNH
Hiếu Đạo Gia Tộc, Lộc Khởi Muôn Đời!
- Hotline: 03.3333.8888
- Địa chỉ: Xã Long Đức, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
- Văn Phòng Giao Dịch: 1C Trần Não, An Phú, Q.2, TP.HCM
- Website: https://congvienvinhhanglongthanh.com

- Youtube: https://www.youtube.com/c/CongVienVinhHangLongThanh

- Facebook: https://www.facebook.com/cvvhlongthanh

 

Từ khóa:

Tư vấn 24/7
03 3333 8888

Đăng ký tư vấn

Lưu ý:

- Nội dung gắn (*) yêu cầu bắt buộc

- Thông tin của bạn, chúng tôi cam kết chỉ dùng để liên hệ tư vấn sản phẩm.

banner 1
telephone 03 3333 8888
telephone 03 3333 8888
TOP