Quy trình diễn ra nghi thức hỏa táng Công giáo như thế nào?

01/02/2021 - Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành

Mỗi tôn giáo hay nền văn hóa khác nhau sẽ có những nghi thức mai táng dành cho người đã mất khác nhau. Các nhiều hình thức mai táng thường được biết đến như: địa táng, hỏa táng, thủy táng, thiên táng, ... Trong số các cách thức mai táng ấy, chỉ địa táng và hỏa táng được Giáo Hội công giáo thừa nhận. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ sự xuất hiện của hỏa táng công giáo, quy trình về nghi thức hỏa táng công giáo và những điểm lưu ý khi hỏa táng công giáo.

Nghi thức hỏa táng công giáo

Hỏa táng là gì?

Theo nguyên lý, hỏa táng là quá trình đốt cháy, làm bay hơi và oxy hóa cơ thể đã chết để thu được các chất ở dạng cơ bản như khí, tro và các mảnh khoáng thu được sau khi làm khô xương cốt. 

Một cách giải thích khác, Hỏa táng là hình thức mai táng bằng cách hỏa thiêu xác người đã mất, rồi cho vào hũ, bình (còn được gọi là tiểu) để đựng lại phần tro cốt. 

Tuy theo từng vùng miền, tín ngưỡng hay đất nước khác nhau, phần tro cốt sẽ được mang đi chôn, gửi vào chùa hay là rải xuống sông, hồ, đồi núi theo như ước nguyện của người quá cố. 

Hỏa táng còn được coi như là một tang lễ hoặc một nghi thức sau đám tang để thay thế cho hình thức an táng khác như chôn cất xác chết nguyên vẹn trong một chiếc quan tài.

Ở nhiều nước thì hình thức hỏa táng được thực hiện ở trong lò hỏa táng.

hỏa táng

Hình thức hỏa táng của đạo Công giáo (Nguồn: internet)

Còn một số nước khác như Ấn Độ, Nepal thì người ta sẽ hỏa táng bằng cách thiêu người sống ở ngoài trời.

Hỏa táng Công giáo xuất hiện từ khi nào?

Từ năm 1963, hỏa táng Giáo Hội Công giáo nhìn nhận là cách mai táng hợp pháp. 

Xuất phát từ thực tế cuộc sống và sau khi xem xét thực chất của việc hỏa táng, Giáo Hội nhận định “hỏa táng tự thân không đi ngược với truyền thống Kitô giáo.” 

Vì sự gia tăng dân số và đô thị hóa, người chết phải thu gọn để nhường chỗ cho người sống nên hỏa táng đang mỗi lúc một thịnh hành.

Quy trình hỏa táng diễn ra như thế nào?

Sau phần thánh lễ kết thúc sẽ là nghi thức an táng cho người đã mất. Lúc này tất cả người tham gia sẽ cùng hướng về quan tài người đã mất để cử hành nghi thức an táng trước khi chôn cất hay hỏa táng.

Nghi thức phó dâng và từ biệt

Sau lời kết lễ, linh mục chủ sự đi xuống đứng gần quan tài để cử hành nghi thức phó dâng và từ biệt, cũng có thể dời nghi thức nơi này ra nơi hỏa táng.

Thánh giá và 2 nến cao đứng ở đầu quan tài. Bốn người giúp lễ đứng ở 2 bên linh mục, cầm bình nước Thánh và bình hương lửa.

Trước khi cử hành nghi thức, ca đoàn hát một bài hát về màu nhiệm phục sinh.

Linh mục chủ sự gọi mời Cộng Đoàn

Tiếp theo, Linh mục rảy nước thánh và xông hương trên linh cửu, trong khi đó ca đoàn hát

- Rồi linh mục chủ sự đọc lời nguyện

- Ca đoàn hát tiếp bài Lạy các thiên thần Chúa

- Linh mục tiếp tục đọc lời nguyện

- Và ca đoàn hát tiếp bài Lạy các thiên thần Chúa.

Di quan

Sau bài hát, các đô tùy khiêng quan tài lên xe

Tại nơi hỏa táng:

  • Trước khi đưa linh cửu vào lò hỏa táng, nên cử hành nghi thức tiễn biệt người đã mất
  • Lời nguyện Cộng Đoàn
  • Thánh ca
  • Kinh vực sâu: sau bài ca tiễn biệt, Cộng Đoàn đọc kinh vực sâu
  • Lời cảm ơn: Nếu linh mục hay người đại diện chưa nói lời cảm ơn ở nhà thờ thì có thể nói lời cảm ơn ở đây. Đại diện tang quyến hay linh tộc,.. cảm ơn lần cuối.
  • Hát từ biệt
  • Dấu Thánh giá

Kết thúc nghi thức hỏa táng công giáo

Những điều lưu ý trong nghi thức hỏa táng công giáo

Trong nghi thức hỏa táng Công giáo, cần phải lưu ý những điểm sau:

- Nên cử hành Thánh lễ An táng hoặc Phụng vụ An táng tại Thánh lễ, nơi có thi hài người quá cố trước khi hỏa táng.

- Nếu việc hỏa táng đã diễn ra trước, cha sở có thể cho phép cử hành Phụng vụ An táng có tro cốt của người quá cố. Không phủ vải trên quách hoặc bình đựng tro cốt.

- Chỉ các biểu tượng Kitô giáo mới được đặt trên hoặc kê gần quan tài trong lúc cử hành nghi thức hỏa táng công giáo. Các quốc kỳ hoặc huy hiệu hội đoàn được cất khỏi quan tài lúc đến cửa nhà thờ và được đặt lại sau khi quan tài đã được đưa ra khỏi nhà thờ 

Hủ đựng tro cốt tại Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành

- Tro cốt của người tín hữu phải được đặt an nghỉ tại một nơi thánh, nghĩa là tại một nghĩa địa hoặc trong một số trường hợp, tại nhà thờ hay một nơi đã được hoạch định cho việc này và được tín thác cho thẩm quyền có năng cách của Giáo Hội. 

- Không được phép giữ tro cốt người tín hữu quá cố tại tư gia, càng không được chia tro cốt ra làm nhiều bình rồi giữ mỗi nhà một bình.

Sau khi kết thúc hỏa táng, thân nhân có thể đem tro cốt chôn cất tại Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành. Tại nơi đây sẽ nơi an nghỉ tốt nhất cho thân nhân của Quý vị cùng với dịch vụ chăm sóc mộ phần chuyên nghiệp tận tâm. Chúng tôi chăm sóc mộ phần như chính chăm sóc thân nhân của mình, thắp nhang mỗi ngày hai lần, tổ chức các nghi lễ tâm linh.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bách khoa toàn thư mở wikipedia

  2. Nghi thức hỏa táng công giáo - Tháp Long Thọ

Mọi thông tin xin liên hệ:


HỆ THỐNG CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG - CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG LONG THÀNH
Hiếu Đạo Gia Tộc, Lộc Khởi Muôn Đời!
- Hotline: 03.3333.8888
- Địa chỉ: Xã Long Đức, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
- Văn Phòng Giao Dịch: 1C Trần Não, An Phú, Q.2, TP.HCM
- Email: nhattien.longthanh@gmail.com
- Website: https://congvienvinhhanglongthanh.com

- Youtube: https://www.youtube.com/CongVienVinhHangLongThanh

- Facebook: https://www.facebook.com/cvvhlongthanh

Từ khóa:

Tư vấn 24/7
03 3333 8888

Đăng ký tư vấn

Lưu ý:

- Nội dung gắn (*) yêu cầu bắt buộc

- Thông tin của bạn, chúng tôi cam kết chỉ dùng để liên hệ tư vấn sản phẩm.

banner 1
telephone 03 3333 8888
telephone 03 3333 8888
TOP