Hồn vía là gì? Có nên gọi hồn người chết trở về hay không?

26/01/2020 - Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành

Theo quan niệm dân gian, con người có ba hồn bảy vía (với nam) và ba hồn chín vía (với nữ). Cổ nhân thường nói, nếu con người mất đi hồn vía thì người ta chỉ là một cái xác không. Vậy hồn vía là gì? ba hồn bảy vía là gì, ba hồn chín vía là gì? và có nên gọi hồn người chết trở về hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này để hiểu rõ hơn nha.

Hồn vía là gì?

Hồn vía là 2 dạng thần thể cư ngụ trong thân xác con người.

Hồn là cái linh thuộc phần khí của con người

Vía (còn gọi là phách) là cái linh thuộc phần hình của con người

Vì hồn nhẹ thì bay lên, phách nặng thì đi xuống. Khi chết, hồn bay về trời còn phách rơi xuống đất, hồn thì còn mãi mãi còn phách và xác thì tiêu tang.

Còn theo Phật giáo, "hồn" là tầng thức sâu lắng nhất của tâm - ý thức, với các tên gọi khác nhau như "A - lại - da thức", "chủng tử", "nghiệp lực". 

Nó là "tinh linh" của con người, vẫn tồn tại sau khi con người chết về mặt sinh học - vật lý.

Vía (phách) cũng là dạng tinh thần - ý thức nhưng nó thô, nặng hơn, tương đương với "mạt - na thức", tức là cái "thức" do các giác quan đưa lại còn lắng đọng. 

Nó cũng tồn tại một thời gian sau khi con người chết (Phật giáo gọi là "thân trung ấm" (Bardo), sau đó sẽ tan dần).

Ba hồn bảy vía là gì?

Theo quan niệm của Đạo giáo, ba hồn là: Thai Quang, Sảng Linh và U Tinh.

Thai Quang là một trong ba hồn quan trọng nhất của con người. Nếu một sinh mệnh không còn Thai Quang thì người đó quả thật đã chết. 

Hồn thứ hai gọi là Sảng linh. Sảng linh quyết định trí lực, trí tuệ cũng như phản ứng nhanh chậm của con người. Sảng linh chính là một bộ phận của hồn người. Hồn thứ ba gọi là U tinh. Nó quyết định tính cách của một người, cũng quyết định việc trong tương lai họ sẽ yêu thương ai. 

Đạo giáo quan niệm con người có thất phách (bảy vía), bao gồm: Thi Cẩu, Phục Thỉ, Tước Âm, Thôn Tặc, Phi Độc, Trừ Uế và Xú Phế. 

Theo Trung y, mỗi phách có chức năng chi phối các yếu tố khác nhau trong cơ thể con người: hô hấp, nhịp tim, tiêu hóa, thủy dịch, sinh sản, nóng lạnh, cảnh giác.

Theo Chu Tử Toàn nói: “Hồn thuộc mộc, Phách thuộc kim” cho nên tam hồn thất phách là độ số của mộc và kim.

Nam có ba hồn bảy vía do phụ thuộc vào thất khiếu, nữ có ba hồn chín vía do phụ thuộc vào cửu khiếu.

Ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh của nhận thức); Khí (năng lượng làm cho cơ thể hoạt động); Thần (Thần thái của sự sống).

Nam có bảy vía: 2 tai, 2 mắt, 2 lỗ mũi và miệng

Nữ có chín vía: 2 tai, 2 mắt, 2 lỗ mũi, miệng và 2 núm vú (hoặc lỗ sinh thực khí hoặc hậu môn, theo lời giải thích của Đào Duy Anh trong “Việt Nam Văn Hóa sử cương”).

Gọi hồn là gì?

Gọi hồn là việc kêu gọi linh hồn của một người đã chết quay trở về để nói chuyện với người đang sống. 

Người ta tin rằng một số người có khả năng đặc biệt có thể giao lưu được với người ở thế giới tâm linh mà ta vẫn thường gọi là thầy cúng hoặc người có khả năng ngoại cảm (nhà ngoại cảm).

Khái niệm gọi hồn được hiểu như sau: Nhà ngoại cảm sẽ “làm phép” để linh hồn người đã chết có thể nhập vào thể xác của một người còn sống. 

Qua đó người bình thường có thể giao lưu, nói chuyện được với linh hồn của người đã chết. Thể xác đó có thể là chính nhà ngoại cảm nhưng cũng có thể là người nhà của người đã chết.

Có nên gọi hồn người chết trở về hay không?

Theo quan điểm Phật giáo, một người sau khi chết có thể lập tức tái sinh hoặc trải qua giai đoạn trung gian từ 1 đến 49 ngày rồi tùy theo nghiệp mà tái sinh vào cảnh giới tương ứng. 

Trừ những trường hợp đặc biệt chết do đột tử, bất đắc kỳ tử thường gọi là chết oan, còn lại đa phần sau 49 ngày các hương linh đều theo nghiệp tái sinh.

Theo giáo lý Nhân quả - Nghiệp báo, những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện, trợ duyên, ảnh hưởng tốt đến hương linh được phần nào thôi chứ không can thiệp sâu vào khuynh hướng tái sinh của họ. 

Vì mỗi người đều phải ‘thừa tự’ nghiệp lực của chính mình. Để được giải thoát, tự thân hương linh phải tỉnh thức và hướng thiện. Không ai có thể cứu vớt chúng ta ngoại trừ những nỗ lực tu tập của chính chúng ta.

Do vậy, khi người thân mất đi, trách nhiệm của mỗi Phật tử, người thân trong gia đình là tận tâm dốc lòng cầu nguyện và tạo phước để hồi hướng, mong hương linh siêu thoát. 

Còn siêu thoát hay không là do sự tỉnh thức chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, thân nhân chỉ trợ duyên mà không thể can thiệp được. 

Người thân trong gia đình là tận tâm dốc lòng cầu nguyện và tạo phước để hồi hướng, mong hương linh siêu thoát. 

Cho nên không cần gọi hồn người chết trở về vì không mang đến lợi ích thiết thực cho hương linh và chỉ tốn kém, gây lo lắng hoang mang thêm cho thân nhân.

Xem thêm: Cầu siêu là gì? ý nghĩa của lễ cầu siêu trong Phật Giáo

Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành là Công Viên nghĩa trang duy nhất có thiền viện tại nội khu. Tại Thiền Viện Trúc Lâm Long Đức thường tổ chức các buổi cầu nguyện cho các hương linh được siêu thoát. Khi đến nơi đây, mọi người có thể cầu nguyện cho các thân nhân của mình được siêu thoát, được vãng sanh cực lạc.

Tài liệu tham khảo:

  1. Linh hồn là gì? Có nên gọi hồn người chết không? - Giáo hội Phật giáo Việt Nam

  2. Ba hồn bảy vía - Báo Sài Gòn Giải Phóng

Mọi thông tin xin liên hệ:


CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG LONG THÀNH

Hiếu Đạo Gia Tộc, Lộc Khởi Muôn Đời!

- Hotline: 03.3333.8888

- Địa chỉ: Xã Long Đức, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai

- Văn Phòng Giao Dịch: 1C Trần Não, An Phú, Q.2, TP.HCM

- Website:https://congvienvinhhanglongthanh.com/

- Youtube: https://www.youtube.com/c/CongVienVinhHangLongThanh

- Fanpage: https://www.facebook.com/cvvhlongthanh

Từ khóa:

Tư vấn 24/7
03 3333 8888

Đăng ký tư vấn

Lưu ý:

- Nội dung gắn (*) yêu cầu bắt buộc

- Thông tin của bạn, chúng tôi cam kết chỉ dùng để liên hệ tư vấn sản phẩm.

banner 1
telephone 03 3333 8888
telephone 03 3333 8888
TOP