Lễ tạ mộ - Các loại lễ cúng tạ mộ theo phong tục Việt Nam

18/12/2021 - Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành

Lễ tạ mộ từ lâu đã trở thành một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng hiếu thuận của con cháu đối với tổ tiên. Tạ mộ gia tiên, thần linh là một vấn đề phức tạp mang tính tâm linh và tiến hành làm lễ tạ mộ như thế nào là hợp lý nhất. Dưới đây Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành sẽ tổng hợp các loại lễ tạ mộ và nghi thức lễ tạ mộ truyền thống cầu bình an, lộc tài, vận may cho gia đình. 

Lễ tạ mộ không chỉ tỏ lòng hiếu thuận mà còn giúp con cháu có thể cầu mong tổ tiên, ông bà phù hộ những điều tốt lành

Lễ tạ mộ không chỉ tỏ lòng hiếu thuận mà còn giúp con cháu có thể cầu mong tổ tiên, ông bà phù hộ những điều tốt lành

Lễ cúng tạ mộ là gì?

Lễ cúng tạ mộ là một nghi thức bắt buộc sau khi hoàn tất việc xây mộ cho người khuất. Theo phong tục từ xưa, lễ tạ mộ cũng giống như một thông báo với thần linh, thổ địa nơi đây cũng như xin ý kiến của người cõi âm về “ngôi nhà” mới của họ.

Thường lễ tạ mộ sẽ được tiến hành vào ngày nghỉ, con cháu có mặt đông đủ

Thường lễ tạ mộ sẽ được tiến hành vào ngày nghỉ, con cháu có mặt đông đủ

Một số lễ cúng tạ mộ theo phong tục Việt

- Lễ tạ mộ cuối năm
- Lễ tạ mộ tết thanh minh
- Lễ tạ mộ khánh thành 
- Lễ tạ mộ kết phát (lễ cúng dành cho những ngôi mộ đặc biệt).
- Lễ tạ mộ kết mối (mối đùn): phần mộ có một lớp keo kiên cố như xi măng bảo vệ hài cốt.
- Lễ tạ mộ phát kết thủy (thủy tụ): Thi hài của người mất được bảo vệ bởi lớp nước giống như thứ nước ướp xác .
- Lễ tạ mộ tam đại: cúng tạ tổ tiên 3 đời của gia chủ
- Lễ, văn khấn tạ mộ 3 ngày, cúng tạ ngày giỗ
- Lễ tạ mộ cúng rằm tháng 7
- Lễ tạ mộ của dòng họ, dòng tộc

Cúng kiếng, dọn dẹp phần mộ sạch đẹp, thoáng đãng trước khi tiến hành làm lễ

Một số lưu ý về lễ tạ mộ 

Nên chọn thời gian làm lễ tạ mộ vào những ngày trời đẹp, tạnh ráo, ấm áp (tùy từng gia đình và điều kiện thời tiết).
Tập cho con trẻ làm quen với nghi lễ tạ mộ, trước là để biết vị trí phần mộ, sau là để trẻ luôn hướng về tổ tiên, cội nguồn.
Không nên đi tạ mộ quá sớm bởi lúc đó sương đêm chưa tan hoặc đi quá muộn vào chiều tối, lúc về đêm âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe. 
Không nên đi tạ mộ khi thời tiết mưa gió, sấm chớp.
Nghi thức lễ tạ mộ nên làm đơn giản, tránh việc tổ chức linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Hạn chế việc đốt vàng mã.
Gia đình không nên ăn đồ đã cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng sức khỏe (chưa kể đến vấn đề tâm linh).
Không nô đùa, giẫm chân hoặc ngồi lên những ngôi mộ khác.
Đi khi đi lễ tạ mộ về nên hơ lửa hay tắm nước gừng để xua đuổi âm khí bám vào người và quần áo,...

Làm lễ tạ mộ cuối năm

Khác với lễ tảo mộ đầu năm, đây là nghi lễ thể hiện sự tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính đến tổ tiên, ông bà. Từ xưa đến nay, người Việt rất coi trọng việc chôn cất và thờ phụng người đã khuất, bởi họ tin rằng khi rời khỏi thế giới này sẽ bắt đầu một cuộc sống mới ở thế giới bên kia và dang dở nơi dương thế. Lễ tạ mộ cuối năm như lời mời tổ tiên về ăn cỗ và cảm tạ thần linh đã cho tổ tiên nương nhờ đất lành trong thời gian qua. Hằng năm chuẩn bị đón tết Nguyên Đán dù bận rộn thế nào vẫn không quên làm lễ tạ mộ gia tiên, dòng tộc. Dọn dẹp nơi an nghỉ và làm lễ cúng tạ cầu bình an, tài lộc cho gia đình là việc không thể thiếu.

Chọn ngày tốt

Khi tổ chức các nghi lễ tâm linh rất chú trọng đến việc chọn ngày lành tháng tốt và lễ tạ mộ cũng vậy. Thông thường sẽ có một số ngày lễ tạ mộ cố định và một số ngày phải chọn ngày giờ tốt.
Lễ tạ mộ cuối năm diễn ra từ ngày đưa ông Táo về trời 23/12 (âm lịch) và kết thúc vào ngày 30 Tết (ngày cuối cùng của năm cũ). Lúc này, các thành viên trong gia đình tiến hành dọn dẹp mộ phần sạch đẹp và thực hiện nghi thức cúng lễ mời tổ tiên, ông bà về ăn tết và cảm tạ thần linh dung dưỡng phần mộ an lành.

Sắm sửa các lễ

Nên chuẩn bị đồ cúng chay, tránh sát sinh để người dâng và nhận lễ thấy nhẹ nhàng, thanh thản hơn

Phần lễ cần chuẩn bị trước khi làm lễ tạ mộ ( xây mới):

  • Hoa cúc trắng hoặc vàng
  • 3 Lá trầu, 3 quả cau (lựa chọn cành dài và đẹp
  • Hoa quả: 1 mâm trái cây
  • Xôi trắng + gà luộc nguyên con (thường chọn giò hoặc là trống thiến
  • Rượu trắng: 0,5 lít + 5 chén đựng rượ
  • 2 bao thuốc lá + 2 gói chè + 10 lon bia (1 lạng/gói)
  • 2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ

Xem thêm: Ý nghĩa về Hoa cúc trắng

Phần mã thì có

  • 1 cây vàng hoa đỏ
  • 5 con ngựa (tương ứng 5 màu đỏ, vàng, xanh, trắng, tím, chàm), mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (vàng lá, tiền xu hay tiền âm phủ các loại,...
  • 5 bộ mũ, áo, hia (loại to) cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, roi, kiếm

Có 4 đĩa để tiền vàng riêng như sau

  • 1 đinh xu tiền, 1 đĩa để 3 đinh vàng lá
  • 7 đinh xu tiền, 1 đĩa có 1 đinh vàng lá
  • 1 đinh xu tiền, 1 đĩa có 9 đinh vàng lá
  • 1 đĩa có 1 đinh xu tiền
Lưu ý: Tùy thuộc vào vong linh là nam, phụ, lão, ấu mà chuẩn bị áo quần tương ứng phù hợp. Nếu phần mộ nhỏ phải chuẩn bị thêm mâm, bàn bày lễ lên sao cho phù hợp. Cúng bái ngoài nghĩa trang có nơi thờ thần linh Thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi. Tùy theo phong tục tập quán ở từng địa phương mà có sự gia giảm điều chỉnh thích ứng.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp gia chủ hiểu rõ hơn về nghi lễ tạ mộ và chuẩn bị chu đáo hơn, tỏ lòng thành kính với thần linh, tổ tiên, cầu mong mọi điều tốt lành. Điều quan trọng trong lễ cúng tạ mộ là phải thành tâm, nguyện làm những điều thiện lành, hồi hướng công đức cho người đã khuất.

Mọi thông tin xin liên hệ:


HỆ THỐNG CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG - CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG LONG THÀNH
Hiếu Đạo Gia Tộc, Lộc Khởi Muôn Đời!
- Hotline: 03.3333.8888
- Địa chỉ: Xã Long Đức, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
- Email: nhattien.longthanh@gmail.com
- Website: https://congvienvinhhanglongthanh.com

- Youtube: https://www.youtube.com/CongVienVinhHangLongThanh

- Facebook: https://www.facebook.com/cvvhlongthanh

 

Từ khóa:

Tư vấn 24/7
03 3333 8888

Đăng ký tư vấn

Lưu ý:

- Nội dung gắn (*) yêu cầu bắt buộc

- Thông tin của bạn, chúng tôi cam kết chỉ dùng để liên hệ tư vấn sản phẩm.

banner 1
telephone 03 3333 8888
telephone 03 3333 8888
TOP