Cáo phó là gì? Các mẫu cáo phó tang lễ

25/12/2021 - Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành

Lễ tang là phong tục truyền thống tốt đẹp của văn hóa tâm linh Việt Nam nhằm mục đích thông báo đến người thân và bạn bè gần xa, đến để viếng thăm lần cuối. Tang lễ là sự kiện xảy đến đột ngột làm gia quyến không khỏi bối rối trước các thủ tục nói chung cũng như trong việc viết cáo phó nói riêng. Dưới đây, Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành xin tổng hợp các mẫu và cách viết cáo phó đầy đủ nhất

Cáo phó là thủ tục không thể thiếu khi tổ chức lễ tang

Cáo phó là gì?

Cáo phó là một bảng thông tin có đầy đủ họ tên, ngày sinh, ngày mất, chi tiết về tang lễ như thời gian, địa điểm làm lễ di quan và nhập quan. Nội dung cáo phó thông báo về sự ra đi của người vừa mất, thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thông qua các phương tiện truyền thông với lòng thương tiếc sâu sắc.

Ngày nay gia quyến thường dùng cáo phó thay thế giấy báo tử để minh chứng cho sự ra đi của người thân, giúp họ hàng, bạn hữu gần xa dễ dàng theo dõi mà tham dự. 

Nội dung cáo phó nhằm mục đích thông báo tang lễ đến tất cả mọi người

Nội dung cáo phó gồm những gì?

Nội dung cáo phó thường gồm ba phần: mở đầu, thân và phần kết.

Mở đầu bảng cáo phó là lời thông báo: Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin…

Phần thân phải ghi rõ các nội dung cơ bản như họ tên; ngày tháng năm sinh (cũng có thể chỉ ghi năm sinh); nơi ở hiện tại; đơn vị hay chức vụ công tác,… của người mất. Tiếp đến là phần quan trọng không thể thiếu trong bảng cáo phó: thời gian từ trần; hưởng thọ/hưởng dương ở tuổi bao nhiêu; tang lễ, lễ viếng được tổ chức từ ngày nào đến ngày nào; thời gian, địa điểm cụ thể tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu, lễ di quan và lễ an táng.

Khi viết cáo phó phải đảm bảo nội dung thông tin ngắn gọn và chính xác

Lời kết cho bảng cáo phó cũng chính là mong muốn của gia đình mong nhận được cảm thông trong lúc tang gia bối rối và cũng là lời kính báo từ đại diện gia đình. Quý gia đình chưa biết viết cáo phó thế nào cho đúng thì nên tham khảo ý kiến mọi người để đảm bảo nội dung đầy đủ và chính xác nhất.

Mẫu cáo phó phổ thông

Dạng cáo phó phổ thông dành cho những gia đình không theo tôn giáo, thể hiện thông tin của người mất một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ.

Mẫu cáo phó phổ thông đơn giản

Cụ thể gồm những nội dung cơ bản sau:
Thông tin được in đậm trên cáo phó sẽ là CÁO PHÓ hoặc TIN BUỒN được in to chính giữa ngay phía trên để mọi người dễ dàng nhận biết thông điệp được truyền tải.
Đại điện gia đình người mất vô cùng thương tiếc báo tin.
Họ và tên đầy đủ của người mất.
Ngày tháng năm sinh (hoặc chỉ viết năm sinh) của người mất.
Hưởng thọ/hưởng dương ở tuổi bao nhiêu.
Nơi ở hiện tại của người mất.
Thời gian từ trần (giờ, phút, ngày/tháng/năm theo cả dương lịch và âm lịch).
Thời gian, địa điểm tổ chức lễ viếng.
Lễ truy điệu diễn ra vào thời gian nào và địa điểm ở đâu.
Thời gian, địa điểm tổ chức lễ an táng.
Ngoài những thông tin trên, nội dung cáo phó còn có thể thông báo về đơn vị, thâm niên và chức vụ công tác của người mất (nếu có).
Kết thúc bảng cáo phó (tin buồn) là đại diện gia đình trân trọng thông báo (kính báo).

Mẫu cáo phó theo đạo Phật

Thông tin cáo phó theo Phật giáo có nội dung như sau:
Tiêu đề: CÁO PHÓ – Nam mô tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật
Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn kính báo tin cùng Chư Tôn Đức, thân bằng quyến thuộc và bạn hữu xa gần.
Thông tin của Phật tử vừa mất: Họ tên và Pháp danh (pháp danh là tên được dùng khi họ tham gia đạo Phật).
Năm sinh và thời gian vãng sanh (gồm cả lịch dương và lịch âm).
Hưởng thọ bao nhiêu tuổi.
Địa điểm tổ chức tang lễ.
Nội dung chương trình tang lễ:
+ Thời gian tổ chức lễ nhập quan, phát tang và thăm viếng.
+ Thời gian diễn ra lễ động quan.
+ Địa điểm tổ chức lễ an táng.
Tang gia đồng kính báo (Đại diện người thân trong gia đình của Phật tử đã mất).

Mẫu cáo phó theo Phật giáo

Mẫu cáo phó theo đạo Chúa

Mẫu cáo phó theo đạo Chúa gồm phần chữ và biểu tượng của lòng Chúa thương xót.

Mẫu cáo phó theo Thiên Chúa Giáo

Về phần nội dung, gồm những thông tin như sau:
Nội dung trích dẫn đầu cáo phó: “Trong niềm tin vào Chúa Kitô tử nạn và Phục sinh, Gia đình chúng tôi trân trọng báo tin:”
 + Thông tin của người mất: Danh xưng - Trần Thị A - Ngày/tháng/năm sinh ... - Quê quán ... Đã được Chúa gọi về lúc giờ, ngày/tháng/năm (bao gồm lịch âm và lịch dương)
+ Hưởng thọ bao nhiêu tuổi
Chương trình Lễ tang:
+ Thời gian diễn ra nghi thức nhập quan và phát tang.
Bà con, Hội đoàn Giáo xứ thăm viếng và cầu nguyện.
Gia đình canh thức cầu nguyện.
 Thời gian Thánh lễ tại gia
+ Các Hội đoàn Giáo xứ thăm viếng và cầu nguyện.
+ Thời gian cử hành nghi thức động quan và di quan
Thánh lễ an táng (thời gian và địa điểm).
+ Linh cữu được an táng hoặc hỏa táng tại đâu.
Tang gia đồng kính báo (Người thân trong gia đình đã mất).

Một số mẫu cáo phó tang lễ

Nội dung cáo phó ngắn gọn nhưng thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết

Có thể thay thế “cáo phó” bằng “tin buồn” và viết chữ to, in hoa để mọi người biết nội dung gia chủ cần truyền tải

Một dạng khác của cáo phó là thiệp tang

Mẫu cáo phó dành cho người nổi tiếng

Hy vọng với thông tin được tổng hợp trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về cách viết nội dung cáo phó hoàn chỉnh và chuẩn xác nhất.

Mọi thông tin xin liên hệ:


HỆ THỐNG CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG - CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG LONG THÀNH
Hiếu Đạo Gia Tộc, Lộc Khởi Muôn Đời!
- Hotline: 03.3333.8888
- Địa chỉ: Xã Long Đức, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
- Email: nhattien.longthanh@gmail.com
- Website: https://congvienvinhhanglongthanh.com

- Youtube: https://www.youtube.com/CongVienVinhHangLongThanh

- Facebook: https://www.facebook.com/cvvhlongthanh

Từ khóa:

Tư vấn 24/7
03 3333 8888

Đăng ký tư vấn

Lưu ý:

- Nội dung gắn (*) yêu cầu bắt buộc

- Thông tin của bạn, chúng tôi cam kết chỉ dùng để liên hệ tư vấn sản phẩm.

banner 1
telephone 03 3333 8888
telephone 03 3333 8888
TOP