03/11/2021 - Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành
Để tang người đã khuất là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam, được duy trì đến tận ngày nay. Bởi “sự tử như sự sanh” – việc để tang nhằm bày tỏ tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với người đã khuất, được chăm sóc, đối xử như khi còn tại thế. Vậy, để tang có ý nghĩa gì và những kiêng kỵ trong thời gian để tang ra sao, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết bên dưới!
Để tang người đã khuất thể hiện nền văn hóa lâu đời của người Việt Nam
Việc để tang không những thể hiện sự đau buồn, nhớ thương người đã khuất mà còn là bổn phận gia đình phải thực thi trong một thời gian cố định. Để tang được diễn ra sau khi phát tang và kết thúc bằng việc xả tang.
Nghi thức để tang ở Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng, văn hóa Trung Hoa trong giai đoạn 1000 năm Bắc Thuộc. Đặc biệt, trong thời kì này có sự du nhập của ba nguồn văn hóa Nho, Phật, Lào và được duy trì đến tận ngày nay, trở thành một trong những phong tục truyền thống lâu đời.
Tang lễ tại Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành
Xem thêm: Cúng 49 ngày cho người đã khuất
Đây là hình thức thông báo cho mọi người biết gia đình có người thân vừa mới qua đời cũng như cho họ biết người đã mất là ai. Để tang là thời gian để tưởng niệm đến ông bà, cha mẹ - những người có công sinh thành, dưỡng dục cũng như thể hiện sự đau thương, tiếc nuối cho sự mất mát. Ngoài ra, việc để tang còn có ý nghĩa mong muốn người đã khuất thấy được tấm lòng thành kính của con cháu mà phù hộ cho công việc làm ăn, cuộc sống được thuận lợi.
Thời gian để tang chính là tưởng niệm đến ông bà, cha mẹ, thể hiện sự đau buồn, mất mát
Theo quan niệm dân gian, để tang hầu như không có lợi ích gì đối với người đã khuất, nhưng đây là khoảng thời gian họ có thể nhận thêm phước đức từ người thân để được sanh vào cảnh giới an lành, đặc biệt là trong thời gian 49 ngày – chung thất của người mới mất.
Do vậy, gia quyến cần phải tích cực làm việc thiện, hạn chế sát sanh, hồi hướng công đức,... để người đã khuất nhận được thêm nhiều phước lành, sớm vãng sanh về cõi Tịnh độ.
Xem thêm: Ý nghĩa cúng 49 ngày cho người đã khuất
Thời gian để đại tang là 3 năm, nhưng thực tế hiện nay nhiều gia đình chỉ thực hiện có 27 tháng. Hiện chưa có lời giải thích rõ về lý do thời gian để đại tang 27 tháng nhưng mọi người truyền tai nhau cho rằng lấy thời gian mang thai 9 tháng để tính một năm. Những người chịu đại tang thường là:
Thời gian để tang ngắn hơn, thường được chia làm bốn bậc và thời gian để tiểu tang cũng khác nhau.
- Cơ niên: thời gian để tang là một năm, những người để tang gồm:
+ Cha mẹ để tang cho con trai, con dâu trưởng và con gái (khi chưa lấy chồng).
+ Chồng để tang cho vợ.
+ Con rể để tang cho cha mẹ vợ.
+ Anh em và chị em (chưa có gia đình) kể cả anh chị em cùng cha khác mẹ để tang cho nhau.
+ Em để tang cho chị dâu trưởng.
+ Cháu trai và cháu gái (chưa có gia đình) để tang cho ông bà nội.
+ Cháu để tang cho chú bác ruột và cô ruột (chưa có gia đình).
+ Cháu dâu để tang cho ông bà nhà chồng.
- Đại công: để tang 9 tháng, những người để tang 9 tháng gồm:
+ Cha mẹ để tang con gái (đã có gia đình) và con dâu thứ.
+ Chị em ruột (đã có gia đình) để tang cho nhau.
+ Anh em con chú con bác ruột để tang cho nhau.
+ Chị em con chú con bác ruột (chưa có gia đình) để tang cho nhau.
- Tiểu công: thời gian để tang là 5 tháng, những người để tang gồm:
+ Anh chị em cùng mẹ khác cha để tang cho nhau.
+ Chị em con chú con bác ruột (đã có gia đình) để tang cho nhau.
+ Con để tang cho mẹ kế.
+ Cháu để tang cho ông chú, bà bác, và bà thím.
+ Cháu để tang cho bà cô (chưa có gia đình), chú họ, bác họ, thím họ, cô họ (chưa có gia đình), ông bà ngoại, cậu, và dì ruột.
+ Chắt để tang cho cụ ông cụ bà bên nội.
+ Ti ma: thời gian để tang ít nhất, chỉ gồm 3 tháng, những người để tang 3 tháng gồm:
+Cha mẹ để tang cho con rể.
+ Con cô, con cậu, đôi con dì để tang cho nhau.
+ Cháu để tang cho ông chú họ, ông bác họ, bà cô họ.
+ Chắt để tang cho cụ bác, cụ chú.
+ Chút để tang cho kỵ ông, kỵ bà bên nội.
Không nên mang đồ lòe loẹt
Trong thời gian chịu tang, gia quyến không nên ăn mặc lòe loẹt, trang điểm đậm.
Bởi đây là sự kiện đau buồn, cần sự linh thiêng, trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính đối với người đã khuất cũng như sự tôn trọng gia đình.
Tránh đi thăm bạn bè, họ hàng
Trong thời gian để tang, gia đình nên hạn chế việc viếng thăm họ hàng hay bạn bè,
đặc biệt là không đến những gia đình có người bị bệnh nặng. Theo quan niệm dân gian, người chịu tang thường sẽ đem điều xui xẻo, không may mắn đến với người khác. Tuy chưa có căn cứ nào thuyết phục nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, người đang chịu tang cũng nên chú ý hạn chế đến thăm và đi dự tiệc, đám cưới, khai trương,…
Trong thời gian để tang tuyệt đối không được tổ chức đám cưới, hỏi vì sẽ bị người đời cho rằng bất hiếu với cha mẹ, tổ tiên. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng buộc phải tổ chức đám cưới nên tổ chức nhỏ, không quá linh đình hoặc nên xả tang sớm, rồi sau đó mới tiến hành lễ cưới.
Việc để tang của người Việt không chỉ thể hiện nền văn hóa lâu đời mà còn để phân biệt các cấp bậc trong gia đình, thể hiện sự tôn ti trật tự rõ ràng. Với những thông tin trên đây, Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành hy vọng đã giúp được bạn đọc hiểu hơn về nghi thức để tang trong tang lễ. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ 03 3333 8888 để được hỗ trợ thông tin chi tiết.
Mọi thông tin xin liên hệ:
HỆ THỐNG CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG - CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG LONG THÀNH
Hiếu Đạo Gia Tộc, Lộc Khởi Muôn Đời!
- Hotline: 03.3333.8888
- Địa chỉ: Xã Long Đức, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
- Văn Phòng Giao Dịch: 1C Trần Não, An Phú, Q.2, TP.HCM
- Email: nhattien.longthanh@gmail.com
- Website: https://congvienvinhhanglongthanh.com
- Youtube: https://www.youtube.com/CongVienVinhHangLongThanh
- Facebook: https://www.facebook.com/cvvhlongthanh
Từ khóa: